[textbox rows=”3″]

[giaban]200,000 VNĐ[/giaban]
[tomtat] Chim chào mào bổi [/tomtat]
[kythuat] Lick vào mục Mô tả sản phẩm để xem bài viếCách nuôi thuần chim chào mào bổi

Nguồn: Giá lồng chim.
Tag: Kỹ thuật nuôi chim cảnhLồng chim biên hòaLồng chim chào màoChim chào màoBán lồng chim Biên Hòa, Lồng chim đẹp, Long chim.
[/kythuat]
[mota]
Bán chim chào mào bổi
Chim chào mào bổi


Chim chào mào ngoài rừng 1-2 mùa thì đã là nhát rồi. Chim từ 3 mùa rừng trở lên thường là chim có vị trí quan trọng ngòai rừng và trong bầy đàn của nó. Chim từ 4 mùa rừng trở lên thường là những anh chị đầu đàn, chim rất khôn, bẩy được những chim như vậy quả là 1 kỳ tích. Chim rất nhát, nhưng bù lại chim có giọng rừng chuẩn, giọng hay, đanh, rát, nước chơi hay, .... mà những chim non mùa khác không thể nào có được.
Cách thuần chim bổi già rừng cũng không đơn giản, chỉ có các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm nuôi chim bổi hoặc những chàng trai đầy sức trẻ muốn thử sức và lòng kiên nhẫn mới dám nuôi lọai chim này.

Cách nhốt chim chào mào rừng

Chim chào mào bổi  với bản chất rất nhát, tùy theo mỗi con mà ta nên chọn giữ nuôi hay không nuôi. Lồng nhốt chim bổi  theo khuyến cáo của cá nhân tôi là nên nhốt chim trong lồng rộng, dễ bay nhảy, đặt nhiều cầu để chim bớt tung lồng và hạn chế làm hỏng bộ lông của chim cũng như hạn chế chim phát sinh các tật lỗi khác. Lồng từ 60 nan đến 76 nan, trong lồng nên đặt ít nhất 2 cầu chính và có thể có cầu phụ để chim tự do bay nhảy, khi chim bị tác động hoảng sợ thì chim còn có không gian bay nhảy. Nếu ta tra tấn chim trong lồng quá nhỏ bé, vì bản chất chim quá nhát nên việc chim tung lồng gây tổn thương và phát sinh các tật ngóai, ngửa, lộn mèo là chuyện thường tình.

Bán chim chào mào bổi
Chim chào mào bổi

Thức ăn cho chim chào mào bổi

Chim bổi  thường là đã biết ăn các loại trái cây trong đó có chuối cho nên không cần tập cho chim ăn chuối. Chỉ cần tập cho chim ăn cám, việc làm này cũng lắm gian nan, vất vả. Tùy theo bản chất từng con chim mà việc tập cho ăn cám nhanh hay chậm. Có con tập vài ngày là ăn cám nhưng cũng có con tập cả 1 thời gian dài, có con khi bẩy về thì tuyệt thực và không chịu ăn gì, lúc này đòi hỏi ta phải mất thời gian để đút chuối và thức ăn cho chim. Những ngày mới về nên cho chim ăn nhiều chuối nhằm tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng 1 cách đột ngột, khi chim đã biết ăn cám thì cho chim ăn trái cây ít lại.

Vị trí treo lồng chim chào mào mộc

Chim bổi  khi về lông mà không tung tóe nhiều thì đã là may mắn lắm rồi, khi chim đã yên vị với nơi ở mới với thức ăn và nước uống đầy đủ thì cần cho chim 1 khoảng không gian và thời gian yên tĩnh để cho chim tập làm quen dần với kiếp sống tù chung thân (nhưng không tử hình ).

Nên treo chim nơi ít hoặc vắng người qua lại, ít bị các tác động làm cho chim bị hoảng sợ. Tốt nhất nên treo chim vào 1 góc nào đó trong vòng 1 tuần đầu khi chim mới về nhà. Ngày ngày ta vẫn theo dõi thức ăn, nước uống cho chim nhưng nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chim.

Lồng chim ta nên trùm áo lồng theo kiểu chữ A, trường hợp chim tung quá dễ dẫn đến làm tổn thương chim thì bắt buộc phải trùm kín áo lồng trong 1 khoảng thời gian nhất định. Sau 1 tuần kể từ khi chim về nhà, ta theo dõi hoạt động của chim xem thế nào, nếu còn quá nhát thì tiếp tục chăm như lúc ban đầu, sau 1 thời gian khi chim bớt tung hơn thì từ từ hé áo lồng to ra 1 chút. Trong gian đoạn này nếu có thể thì cũng nên cho chim tắm nước và phơi nắng để chim dần dạn dĩ hơn.

Cách làm cho chim chào mào dạn

Chim bổi già  thì cũng tùy theo con mà khi về nhà nó có chịu mở miệng hay không. Có con khi bẫy về cầm trên tay là nó đã hót ầm trời, có con khi về nhà thả vào lồng là chim hót đấu với chim thuộc ở nhà, đó là do nó còn lửa rừng. Cũng có con nuôi mấy tháng trời chỉ lo ăn, uống và nhảy hip hop, thường những con này hay khó chịu, nếu giữ nuôi thì cũng hên xui. vì nhiều khi nuôi hòai mà nó vẫn cứ nhát, khi nó không chịu dạn thì nó sẽ không hót, ít hót hoặc có hót thì nó sẽ không tự tin vì bản chất nó là "thỏ đế", nó quá nhát. Hoặc có con quá nhát nhưng ta vẫn cứ giữ nuôi, tiêu tốn biết bao nhiêu thời gian, khi nó chịu hót thì lại không được như yêu cầu. Vì vậy việc chọn nuôi chim bổi già rừng cũng là 1 thử thách cần phải vượt qua đầu tiên.

Ta có thể dùng mọi phương pháp để ép cho chim dạn thật nhanh, nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả sau này:

- Chim bị dị tật do thời gian đầu nhảy hoảng dễ bị thương tật, có thể chim bi chết do sốc.

- Chim bị đơ do luôn hoảng loạn. Khi ta ép được con chim đến dạn người, ta tưởng chim đã thuần nhưng thực ra đó là sự khuất phục, cam chịu, chim đã quen và chấp nhận sự o ép đó, nhưng chim vẫn chưa từ bỏ hẳn bản tính nhát người. Việc này cần có nhiều thời gian sau này thì chim mới quen với người.

- Tốn thời gian của ta, khi ta dùng mọi phương pháp để ép cho chim dạn người thì ta sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian ở bên chim, suốt ngày quyến luyến bên chim với đủ mọi phương pháp.

Vì vậy khi chim đã hót rồi thì ta nên để tự nhiên cho nó hót, không nên tìm cách ép cho dạn. Cứ để thoáng cho nó, treo chỗ vắng người, tránh tiếp xúc nhiều với chim (mỗi lần đến là chỉ để cho ăn hoặc dọn lồng). Làm vậy thì chim lâu dạn nhưng đó là cách tốt nhất ta có thể làm. Con chim tự nó thích nghi với từng cái lạ lẫm và tự thuần, chim giữ được bản tính, nết chơi vốn có ngoài rừng của nó.

Nguồn: Sưu tầm
[/mota]
[hinhanh]Thêm allbum ảnh vào[/hinhanh] [/textbox]

BACK TO TOP